1. Giới thiệu về kỹ thuật cơ khí:
Kỹ thuật cơ khí là ngành phục vụ trong các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí về nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo trì các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho nhiều lĩnh vực như: công nghệ chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp ô tô, máy xếp dỡ, máy móc biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, lâm sản…
Ngành Kỹ thuật cơ khí trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản trong các lĩnh vực:
- Thiết kế, lập quy trình chế tạo, lắp ráp các máy móc, phương tiện, dây chuyền sản xuất trong các ngành GTVT, xây dựng, chế tạo máy, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm…
- Lập quy trình khai thác, bảo trì các trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành GTVT, xây dựng, chế tạo máy, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm, nông nghiệp …
- Xây dựng và quản lý các dự án phát triển sản xuất, tham gia tổ chức và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị cơ khí, thực hiện các hoạt động tư vấn và dịch vụ kỹ thuật các vấn đề trong lĩnh vực cơ khí;
- Công nghệ mới thuộc lĩnh vực cơ khí và triển khai ứng dụng thực tiễn sản xuất.
2. Cơ hội việc làm
- Các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực…;
- Các Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng kinh tế - kỹ thuật - hạ tầng .v.v...;
- Các công ty doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Cơ khí, Cơ khí Chế tạo máy, chế tạo sản phẩm cơ khí;
- Các Viện Nghiên cứu, thiết kế, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí;
- Các Trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí;
- Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc đào tạo sau đại học các ngành: Cơ khí, chế tạo máy, cơ điện tử, tự động hoá,…;
- Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vự cơ khí.
Các công việc liên quan tới kỹ thuật cơ khí là:
- Kỹ sư, thiết kế, chế tạo cơ khí;
- Tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí;
- Hoạch định dự án, đầu tư về kỹ thuật cơ khí;
- Nhân sự hành chính trong lĩnh vực cơ khí.
3. Người phù hợp với ngành kỹ thuật cơ khí:
Người học ngành Kỹ thuật cơ khí cũng cần có sức khỏe tốt, có sự đam mê về máy móc và các thiết bị cơ khí, có khả năng lao động sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.